Kính thưa BGH nhà trường. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Các em học sinh thân mến!
Quai bị rất dễ lât lan, phát triển nhất vào mùa xuân, hè. Nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng quai bị là gì? hãy cùng tôi tìm hiểu bệnh này nhé!
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính
do virus gây nên. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ
dàng và thường xảy ra vào mùa thu, mùa đông khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh,
và bệnh gia tăng theo mùa. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi dân cư đông
đúc như trường học, chung cư …

Bệnh lây truyền như thế nào?
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do
tiếp xúc với nước bọt, hoặc các chất tiết ra từ mũi họng của người bệnh.
Một người bị quai bị có khả năng lây truyền vi-rút 3 ngày trước
khi có biểu hiện bệnh (trước khi tuyến nước bọt bị sưng) và khoảng 9 ngày sau
khi khởi phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh đến
khi khởi phát bệnh) là 12 đến 25 ngày .
Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị:
Tất cả những ai chưa từng bị quai bị lúc còn
bé hoặc chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm
bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 21 sau
khi nhiễm trùng.
Đối trượng dễ
nhiễm bệnh nhất là trẻ em tuổi từ 10 đến 15 tuổi.
Các triệu chứng của bệnh:
Những
triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng
lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị
giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu.
Biểu hiện thường gặp :
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, có thể lên đến 400C,
khô miệng, nuốt đau, nhức đầu.
- Sưng to tuyến nước bọt vùng dưới hàm ở
1 bên hoặc cả 2 bên .
- Ở các trẻ vị thành niên có thể có sưng
căng và đau tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên.
Bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày
(nếu không có biến chứng).
Phòng ngừa quai bị:
Hiện
nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị nhưng bệnh quai bị có thể phòng ngừa
được nhờ vào văcxin tiêm chủng. Thuốc tiêm chủng này có thể dùng cho bất cứ lứa
tuổi nào trên 1 tuổi, liều 2 được tiêm trước tuổi dậy thì. Văcxin này an toàn,
không gây sốt, khả năng bảo vệ đến 95% sau liều 1 và được bảo vệ đến 25 năm nữa
sau liều 2.
Ngăn chặn dịch quai bị:
Ở trường học, khi phát hiện bị mắc bệnh quai
bị thì cần nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác, không tiếp
xúc với những người xung quanh, hoặc khi tiếp xúc phải mang khẩu
trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu
sưng tuyến mang tai.
Trong thời gian dịch phát triển các bạn nên
thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch
đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát
khuẩn đường mũi họng có bán tại các hiệu thuốc tây. Hạn chế tiếp xúc với các
bạn bị bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, Đặc biệt tại các phòng
chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế
ngay khi có biểu hiện bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh quai bị:
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với
quai bị. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể
trạng:
- Nằm nghỉ tuyệt đối (nhất là khi có biến
chứng sưng tinh hoàn).
- Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol,
Aspirine.
- Súc miệng nước muối
- Chúng ta ăn chế độ ăn lỏng và nhẹ, uống
nhiều nước, tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua.
- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để
giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt. Có thể dùng bài thuốc nam sau đây để bôi
tại chỗ: hạt gấc đập bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, ngâm với rượu trắng bôi tại
vùng má bị sưng 4 - 5 lần/ngày.
- Bài tuyên truyền đến đây là hết kính chúc
các thầy cô giáo và các em học sinh luôn luôn mạnh khỏe, thành công trong cuộc
sống.