THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 25
Số lượt truy cập: 8641165
QUẢNG CÁO
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH HIV/AIDS 11/19/2020 9:59:00 AM
Kính thưa BGH nhà trường! Kính thưa các thầy giáo, cô giáo! Kính chào các em học sinh thân mến! Chắc hẵn trong mỗi chúng ta, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, cũng đã một lần nghe đến và nói về HIV/AIDS. Chẳng hạn như: HIV/AIDS là gì? Nó lây qua những con đường nào? Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu hết những tác hại khôn lường mà đại dịch này gây ra.

- Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, XH đối với các quốc gia ở khắp các châu lục địa, mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân, tinh thần người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ. HIV/AIDS làm cho con  người mất dần sức khoẻ, tinh thần để làm việc, gây suy tàn giống nòi và tai hại hơn là HIV/AIDS sẽ đánh đổ mọi nổ lực, cố gắng của con người trong quá trình thoát nghèo và phát triển. Thậm chí, “tên kẻ thù dấu mặt” này còn có thể biến mọi thành quả mà con người đạt được trở về với con số không. Đó thực sự là mối hiểm hoạ của bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là với các nước nghèo và đang phát triển, trong đó có ViệtNam. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn XH, của từng gia đình và mỗi cá nhân.

          - Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS, vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết, được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

           - Chúng ta đã làm được những gì và cần phải làm gì trước đại dịch HIV/AIDS? Là học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường chúng ta hãy cùng tìm hiểu để đẩy lùi hiểm hoạ cho xã hội.Vậy, HIV/AIDS là gì? Giai đoạn nhiễm bệnh như thế nào và làm sao để phòng tránh căn bệnh thế kỉ này.

Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và hưởng ứng Chiến dịch phòng, chống AIDS năm 2017 là “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam” theo Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu hưởng ứng 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để hướng đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

I. HIV là chữ viết tắc của “loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.” 


image001.png

AIDS là chữ viết tắc của “hội chứng suy giảm miễn dịch mắt phải”  ở người AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này hệ thống miễm dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...

 II. Có  04 giai đoạn nhiễm HIV:

          1.Giai Đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ) thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng ,cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong GĐ này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

          2. Giai Đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.

          3. Giai Đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+)dương tính.

          4. Giai Đoạn AIDS:

image003.jpg


image005.jpg


                    Có các triệu chứng sau:

          - Gầy sút( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).

          - Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng

          - Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

          - Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

- HIV/AIDS không phải là bệnh XH, mà người nhiễm HIV/AIDS là  một người

bệnh, không phải chỉ những người “xấu, người dính vào tệ nạn XH mới nhiễm HIV, mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

III. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV/AIDS

1.          Qua quan hệ tình dục:

- HIV có thể sống trong tinh dịch của nam giới, dịch nhờn âm đạo của phụ nữ, vì vậy nếu quan hệ tình dục bừa bãi bằng đường âm đạo, đường hậu môn hay đường miệng mà không có sử dụng “bảo vệ” như bao cao su thì rất dễ dàng nhiễm bệnh HIV.

2 Qua đường máu:

- Virut HIV sống trong máu người bệnh, vì vậy bạn sẽ dễ dàng mắc bệnh khi:
          - Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích mà người bệnh HIV đã sử dụng.
          - Truyền máu phải máu của người mắc bệnh HIV.

- Săm trổ bằng vật dụng đã sử dụng cho người nhiễm HIV.

- Tiếp xúc vết thương hở, rách da thịt với máu, tinh dịch hay dịch âm đạo của người mắc bệnh HIV.

- Do tai nạn y tế: chọc phải kim tiêm đã tiêm cho người nhiễm HIV vào người.

1.  Qua mẹ truyền sang con:

    - Mẹ bị nhiễm HIV mang thai cũng có thể truyền sang cho con trong lúc mang thai, trong quá trình chuyển dạ và đẻ vì em bé dễ dính máu có nhiễm HIV của mẹ truyền sang, hoặc lúc cho con bú, trong sữa mẹ có chứa virut HIV truyền sang.

IV.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIV/AIDS:

          - Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

          - Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

          - Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV   không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

          - Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

          - Không tiêm chích ma túy.

          - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

          - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử

dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

          - Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

          - Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:

          - Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

* Riêng ở lứa tuổi các em học sinh THCS cần chú ý :

          - Không tiêm chích ma tuý. Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm . Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi.

- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai, …

- Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS

          - Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

        Khẩu hiệu tuyên truyền:

1. Nhiệt liệt hưởng ứng ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 01/12/2017!

          2. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết tình trạng nhiễm HIV của bạn!

          3. Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!

4. Biết sớm tình trạng nhiễm HIV để được điều trị kịp thời!

5. Người có hành vi nguy cơ cao cần xét nghiệm HIV 6 tháng 1 lần!

          6. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV sớm trong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

          7. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân!

          8. Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!

          9. Methadone – Liều thuốc vàng cho người nghiện heroin!

          10.Tiếp cận sớm các dịch vụ điều trị HIV/AIDS là quyền lợi của người nhiễm HIV!

11.Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị liên tục, suốt đời!

          12. Điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV cho người khác!

          13. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!

14. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

          15. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!

          16. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” năm 2017!

 Trên đây là bài tuyên truyền về bệnh HIV/AIDS mong rằng qua bài này, các em sẽ hiểu hơn về bệnh và phòng tránh được các nguy cơ gây bệnh cho cá nhân và những người thân trong gia đình mình.

          Cuối cùng, xin kính chào các quý thầy cô và các em học sinh. Chúc các thầy cô giáo và các em học sinh mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống .

Cô y tế: Lê Thị Phương
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Trần Duy Nam- HT-
Trần Duy Nam- HT-
0918848865
Lê Ngọc Hải- PHT
Lê Ngọc Hải- PHT
0947722135
Lê Thị Chính- Admin
Lê Thị Chính- Admin
0987958949
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS THÁI THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3959271 * Email: thcsthaithuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com